Gạo Nàng Hoa thường được trồng ở vụ Đông Xuân, tại rất nhiều địa phương nhưng cho ra mặt gạo đẹp, thơm và ngọt cơm nhất là 2 vùng Tân Trụ - Long An và Gò Công -Tiền Giang, những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ngỡ không thích hợp để trồng lúa lại có những tiêu chuẩn thổ nhưỡng phù hợp với loại gạo đặc sản này.
Đặc điểm gạo Nàng Hoa:
Hạt cơm nhỏ dài, không bị nát. Màu sắc: hạt cơm có màu hơi bóng. Ngay khi nấu chín, cơm có mùi thơm đặc trưng, sau khi nấu 5- 6 giờ vẫn giữ được mùi thơm và cơm không bị khô, hạt cơm rời, không kết dính. Vị ngọt dịu, đậm (vị ngọt hậu). Gạo thơm Nàng Hoa là gạo thơm chất lượng cao, có mùi thơm như hoa nhài, hạt gạo hơi to và dài, có mùi thơm nhẹ nhàng và thơm lâu. Hàm lượng sắt, canxi, protein trong gạo Nàng Hoa cao gấp 1,5 lần gạo thường.
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào là loại gạo nổi tiếng ở khu vực chợ Đào - xã Mỹ Lệ - huyện Cần Đước - tỉnh Long An. Vào thời vua Minh Mạng, loại gạo này còn được dùng để tiến vua. Có khoảng 30 - 40 ha trồng đúng giống lúa nguyên chủng. Thơm ngon nhất là gạo được gieo trồng ở ấp Cầu Chùa và Rạch Đào.
Đặc điểm gạo Nàng Thơm Chợ Đào
Lúa Nàng Thơm được gieo vào khoảng tháng 6 - 7, đến gần cuối tháng Chạp thì trổ bông. Lúa có chu kỳ sinh trưởng khoảng 6 tháng, cao gấp đôi so với giống lúa bình thường nên mỗi năm chỉ cấy được một vụ. Vì thế, loại gạo thành phẩm của giống lúa này càng trở nên quý giá.
Về hình dáng bên ngoài, hạt gạo Nàng Thơm chợ Đào thon dài, có màu ngà ngà, khi bẻ đôi hạt gạo sẽ thấy bên trong hạt có màu hồng hạt lựu. Để gạo trong bao 4 - 5 tháng sau vẫn còn mùi thơm tự nhiên. Khi đem gạo nấu cơm, nước vừa sôi đã thấy hương thơm bốc lên ngào ngạt. Khi chín, hạt cơm bóng mượt, vị dẻo, thơm, ăn rất ngon. Đặc biệt, dù để cơm qua đêm thì cũng không sợ bị mất mùi thơm. Do vậy, loại gạo này đã trở thành gạo đặc sản miền Tây mà bất cứ du khách nào ghé qua cũng muốn mua về làm quà.
Vùng đất Gò Công vốn nổi tiếng với gạo Đài Loan (VD20) hạt nhỏ. Ở ĐBSCL có nhiều vùng trồng giống lúa này. Tuy nhiên, chỉ vùng Gò Công là cho cơm có vị ngọt đậm và dai không thể lẫn vào đâu được. Vùng đất ven biển này chính là nơi làm nên tên tuổi loại gạo đặc sản Đài Loan Biển. Cũng chỉ gạo Đài Loan của vùng đất này có công đoạn xử lý sau thu hoạch khác biệt so với những vùng khác và tạo nên một đặc sản rất riêng của vùng đất Gò Công: sấy đục dưới 11 độ ẩm và chà trắng không qua lau bóng vì thế gạo giữ được chất lượng rất tốt cả về độ ngọt dai đậm và mùi thơm nứt khi cơm nấu chín.
Với những ai thuộc gu khẩu vị chuộng cơm dẻo thì cơm từ gạo Đài Loan Cò Công là một sự lựa chọn sáng suốt. Nếu đã một lần thưởng thức, kể cả khi cơm nguội, có lẽ người dùng sẽ mãi nhớ về nó.
Lúa Hương Lài là lúa mùa, được thu hoạch sau 6 tháng gieo trồng và chỉ trồng được một vụ mỗi năm.
Hương Lài Gò Công là loại gạo đặc sản của vùng Gò Công được chọn từ giống lúa cao sản. Gạo Hương Lài Gò Công có hạt trong dài và rất đều hạt. Cơm từ gạo Hương Lài Gò Công hương vị tự nhiên, đậm đà, dẻo nhiều, dai cơm, vẫn ngon sau khi để nguội. Bên cạnh đó do đặc thù của thổ nhưỡng của vùng đất nhiễm mặn nhẹ nên Gạo Hương Lài Gò Công có hàm lượng khoáng chất cao, giàu đạm, xơ rất tốt cho sức khỏe.
Gạo ST25 được sinh ra tại vùng đất Sóc Trăng và được bà con ở đây trồng trên đất mặn hoặc luân canh với cánh đồng lúa - tôm. ST25 là giống lúa tiếp nối của giống ST24 và là sự hội tụ "tinh hoa" của các giống lúa thơm khác. Không những là giống lúa cao sản mà còn là giống lúa có khả năng "chống chịu" cực cao với vùng đất phèn mặn.
Chúng được chăm sóc và "nâng niu" từ lúc gieo hạt cho đến lúc thu hoạch và tiêu thụ. ST25 được trồng bằng , hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.
Đặc điểm của gạo ST25:
Hạt gạo ST25 có mùi thơm đặc trưng của lá dứa hòa quyện với mùi thơm của cốm non rất dễ ngửi thấy kể cả khi gạo còn sống. Hơn thế nữa cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm "cực phẩm" với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột gạo hảo hạng, khi để nguội cũng khô bị khô cứng.
Ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng của ST25 cũng được đánh giá là cao hơn các loại gạo khác với loại gạo thông thường. Chúng chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất như magie, canxi, chất xơ và hàm lượng protein đáng kể.
Gạo Long Lài hay còn gọi là ST21 được nghiên cứu lai tạo và chọn lọc từ những giống lúa thơm đặc sản, có chất lượng và mùi vị vượt trội so với các loại gạo thường khác, hàm lượng chất dinh dưỡng trong lúa rất cao. Với đặc tính khác với nhiều giống lúa thường khác, là giống lúa cao sản, có thể trồng được trên các ruộng lúa tôm. Nhờ vậy ST21 ít sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác
Cơm gạo Long Lài - ST21 dẻo nhiều, cơm nở theo chiều dài xếp đều trông rất đẹp mắt. Gạo cho cơm khi chín ngọt nhẹ, mùi thơm lài tự nhiên. Đặc biệt khi để nguội, hạt cơm vẫn sẽ rất dẻo, không bị khô cứng, làm người ăn nhớ mãi hương vị thơm ngon của gạo
Gạo Jasmine là loại lúa thơm dẻo có thời gian sinh trưởng ngắn ( hay còn gọi là lúa ngắn ngày). Gạo Jasmine hiện đang được trồng phổ biến rộng rãi chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích trồng lúa. Vì gạo jasmine cho năng suất và giá trị cao Gạo được gieo từ giống lúa Jasmine 85 (Dòng lai IR 841-85) được chọn lai tạo từ Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Được Nhập Việt Nam năm 1992 và được sản xuất rộng tại các tỉnh ĐBSCL
Đặc điểm của gạo Jasmine:
Hạt gạo dài, trong, không bạc bụng, Khi nấu hạt cơm dẻo mềm, thơm nhẹ ngon cơm. Gạo dẻo ngon với giá thành tốt, phù hợp cho mọi người
Gạo Hàm Châu là loại gạo ngắn ngày, chúng có thời gian sinh trưởng trong khoảng 90 ngày. Cây có chiều cao từ 90 đến 95 cm, dễ bị đổ khi gặp thời tiết không thuận lợi như gió, mưa. Tuy nhiên, chúng lại là giống lúa có khả năng thích nghi với những vùng có điều kiện thổ nhưỡng khó khăn như đất nhiễm phèn
Đặc điểm gạo Hàm Châu:
Hạt gạo hơi tròn, bạc bụng. Khi nấu khô cơm, ngọt nhẹ, xốp và mềm. Gạo Hàm Châu là loại gạo cho cơm tơi – xốp và nở nhiều. Điều này khiến cho gạo Hàm Châu được nhiều quán cơm, bếp ăn công nghiệp. Và làm nguyên liệu chính để chế biến các loại bánh như bánh xèo , bánh tráng...